Câu hỏi đặt ra cho bất cứ một nhà sản xuất thực phẩm chế biến là làm sao giữ được thời gian bảo quản sản phẩm được lâu nhất. Nếu không được bảo quản đúng cách sản phẩm sẽ bị biến chất và không còn là thực phẩm phù hợp cho con người sử dụng. Biến chất ở đây cần phải hiểu như thế nào? Hiện tượng đổ nhớt bề mặt, ôi thiu, mùi chua…thường là do vi sinh vật, nấm men hoặc nấm mốc phát triển gây ra. Hiện tượng ôi dầu, gắt dầu, tái màu, mất hương vị… thường là do quá trình oxy hóa gây ra. Đôi khi hai hiện tượng này cùng tác động song song trên cùng một sản phẩm. Do dùng với mục đích bảo quản cho nên người ta thường gọi chung là chất bảo quản. Hỏi đáp dưới đây giúp tìm hiểu thêm về nhóm chất phụ gia này.
Chất bảo quản trong thực phẩm là gì?
Chất bảo quản là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào sản phẩm như thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. Chúng có thể sử dụng như là một hóa chất duy nhất mà cũng có thể trong tổ hợp với nhiều loại hóa chất có các tác dụng khác (theo Wikipedia).
Có mấy nhóm loại chất bảo quản?
Hiện tượng đổ nhớt bề mặt, ôi thiu, mùi chua…thường là do vi sinh vật, nấm men hoặc nấm mốc phát triển gây ra. Hiện tượng ôi dầu, gắt dầu, tái màu, mất hương vị… thường là do quá trình oxy hóa gây ra. Đôi khi hai hiện tượng này cùng tác động song song trên cùng một sản phẩm. Do dùng với mục đích bảo quản cho nên người ta thường gọi chung là chất bảo quản. Thế như cần phân biệt rõ ràng nhóm chất bảo quản ngăn ngừa vi sinh vật, nấm nem nấm mốc phát triển, thường được gọi là chất bảo quản – trong tiếng Anh gọi là “preservative” và nhóm chất ngăn chặn quá trình oxid hóa các thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, thường được gọi là chất chống oxit-hóa – trong tiếng Anh gọi là “antioxidant”.
Sử dụng chất bảo quản như thế nào cho đúng cách?
Theo như phân loại ở trên, ta cần phải xác định rằng sản phẩm đang cần bảo quản theo hướng nào. Từ đó quyết định chỉ sử dụng loại chất bảo quản cần thiết và tránh việc sử dụng nhiều loại theo cách “bao vây” vừa không có lợi ích kinh tế vừa ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Các loại chất bảo quản được cho phép sử dụng với một liều dùng tối đa nào đó để giữ mức độ an toàn cho người sử dụng. Hiệu quả công dụng của chất bảo quản cao hay thấp tùy thuộc vào bản chất của sản phẩm chế biến. Lưu ý cẩn thận khi phối hợp nhiều loại chất bảo quản vì có thể xảy ra các phản ứng hóa học hay tác động vật lý không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Tóm lại phương châm của việc sử dụng chất bảo quản là “dùng đúng người vào đúng việc”
Trên thị trường hiện tại có các loại chất bảo quản nào được cho phép sử dụng và lưu thông?
Nhóm chất bảo quản có nguồn gốc hóa học thường rất phổ biến dễ tìm và có giá thành phù hợp, cần phải kể đến như: Potassium Sorbate (E 202), Acid Sorbic (E 200), Sodium Benzoate (E 211), Acid Benzoic (E 210), Acid Ascorbic (E 300), Sodium Erythorbate (E 316)…
Nhóm chất bảo quản có nguồn gốc hữu cơ ly trích từ các vật chất thiên nhiên hoặc các chế phẩm sinh học, ví dụ như là chất catechin ly trích từ trà xanh hoặc nisin là chế phẩm từ quá trình lên men vi sinh lactococcus lactis… Đa số các chất này có giá thành khá cao và kén người sử dụng.
Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các loại sau:
Nhóm chất bảo quản:
Potassium Sorbate (E 202) xuất xứ: Nhật
Acid Sorbic (E 200) xuất xứ: Nhật
Sodium Benzoate (E 211) xuất xứ Mỹ
Acid Benzoic (E 210) xuất xứ Hà Lan
Nhóm chất chống oxid hóa:
Acid Ascorbic (Vitamin C, E 300) xuất xứ Trung QUốc
Sodium Erythorbate (E 316) xuất xứ Ý.
Và một số hợp chất ly trích từ tự nhiên…
Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sử dụng chất bảo quản đúng quy cách cho từng trường hợp cụ thể.