KOSHER LÀ GÌ?
Thật có ý nghĩa khi một trong những điều răn dạy đầu tiên cho loài người liên quan đến thực phẩm. Adam và Eve được dặn dò là không được ăn trái của cây Sự Sống. Từ đó, người Do thái luôn xem trọng ý thức trong việc ăn uống.
Những nguyên tắc chính của được viết trong quyển và được xem như là “đạo luật”, người Do thái phải nghe theo mà không đưa ra một lí do nào khác. Tuy nhiên các giáo sĩ Do thái luôn nhất mạnh vai trò quan trọng của họ trong việc gìn giữ đạo giáo.
Chỉ có một chế độ ăn đúng ắn mới tốt cho cơ thể, vì vậy người Do thái chọn vì nó tốt cho tâm hồn. Trong nhà của người thái, bàn ăn được xem như bàn thờ còn bếp là một nơi linh thiêng.
CÁC LOẠI NHÃN MÁC KOSHER
THỊT, BƠ SỮA VÀ THỨC ĂN KIÊNG THỊT SỮA
Gìn giữ Kosher là một phần giá trị trong đời sống của người Do thái. Hiểu được những nguyên tắc cơ bản của Kosher là nền tảng xây dựng gia đình của người Do thái. Thực phẩm Kosher được chia thành ba loại: thịt, bơ sữa và thịt phẩm không có thịt, sữa. Một trong những giáo lý của Kosher là sự phân chia độc lập hoàn toàn giữa sản phẩn từ thịt và bơ sữa. Thịt và bơ sữa không được phép nấu hay ăn cùng lúc với nhau. Để chắc chắn điều này, nhà bếp chế biến kosher có những bộ dụng cụ nấu bếp và các loại đĩa khác nhau, đồng thời còn có cả khu vực chuẩn bị riêng cho thịt và bơ sữa. Loại thực phẩm thứ ba là thực phẩm không có chứa thịt và bơ sữa bao gồm các loại thực phẩm không chứa cả thành phần thịt lẫn bơ sữa vì vậy nó có thể ăn cùng với các loại khác.
THỰC PHẨM KHÔNG BƠ SỮA THEO LUẬT CỦA NGƯỜI DO THÁI
Thực phẩm không chứa cả thịt lẫn bơ sữa được gọi là “pareve”. Nó có nghĩa là thực phẩm này không bao gồm thành phần có nguồn gốc tử thịt hay bơ sữa, đồng thời trong quá trình chế biến cũng không được trộn lẫn với thịt hay bơ sữa. Trứng, cá, rau quả, ngũ cốc và trái cây ở trạng thái tự nhiên, không qua chế biến được gọi chung là sản phẩm không chứa thịt và bơ sữa. Những loại thực phẩm tương tự khác như mì sợi, nước giải khát, cà phê, trà và các loại kẹo, snack. Mặc dù loại thưc phẩm này là loại thực phẩm ít phứa tạp của người Do thái, tuy nhiên có một số điểm cần phải lưu ý như sau: Sàn phẩm pareve sẽ không còn là sản phẩm không chứa thịt hay bơ sữa nữa nếu nó được chế biến bằng dụng cụ làm sản phẩm bơ sữa hoặc cho thêm vào các chất phụ gia. Trên nhãn mác có thể không ghi chú quá trình này. Sôcôla, bánh cookie và các loại snack không được dùng chung với thịt hay các sản phẩm từ thịt nếu nó không được xác định rõ là thực phẩm pareve. Ở hầu hết các công ty, việc sản xuất sản phẩm pareve là cách để họ tiếp cận với bất kì lĩnh vực chế biến thực phẩm khác.
LỄ VƯỢT QUA
Lễ Vượt Qua được người Do thái tổ chức hàng năm trong vòng 8 ngày để kỉ niệm ngày rời khỏi Ai Cập cách đây 3000 năm. Nó có thể thay đổi qua các năm vì lịch của người Do thái được tính theo lịch âm. Tục lệ chính của lễ Vượt Qua là người Do thái không được phép ăn bất cứ thứ gì làm từ 5 loại ngũ cốc: bột mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mì spenta, lúa mạch đen. Họ cũng không được phép sử dụng bất kì loại dụng cụ nào đã từng dùng cho ngũ cốc. Vì vậy người Do thái phải lấy tất cả những dụng cụ đó và đun với nước sôi để loại bỏ những thành phần ngũ cốc còn sót lại trên dụng cụ.
Để chắc chắn rằng người Do thái sẽ không ăn phải sản phẩm ngũ cốc một cách tình cờ, người ta cũng không được phép ăn những hạt trông giống như ngũ cốc. Nó bao gồm bắp, đậu nành, hạt cải, đậu phộng… Vì vậy, bất kì sản phẩm nào có nguồn gốc kể trên cũng không phải thực phẩm Kosher cho Lễ Vượt Qua.
Tuy nhiên trong cộng đồng Trung Đông, bắp, đậu nành, hạt cải, đậu phộng, hay các loại hạt khác đều được phép sử dụng trong ngày Lễ Vượt Qua và chúng được gọi là thực phẩm Kosher trong ngày lễ Passover Kitniyot. Từ Kitniyot có nghĩa là quả đậu, được dùng để phân biệt với thực phẩm Kosher không chứa đậu trong Lễ Vượt Qua. Trong chứng nhận Kosher, Kosher dành cho Lễ Vượt Qua (passover) và Kosher cho lễ Passover Kitniyot là cụm tử để phân biệt loại thực phẩm thích hợp cho ngày lễ nào.
Những dạng thực phẩm có thể ăn:
CÁ: Để phù hợp với yêu cầu của thực phẩm Kosher, cá phải có vây và phải dễ dàng đánh được vẩy. Tất cả những loại sinh vật biển khác gồm cá mập, cá da trơn đều không được phép ăn. Bạn nên mua cá tươi hay cá đông lạnh vẫn còn lớp da để dễ dàng kiểm tra vẩy.
THỊT: Những quy định cơ bản liên quan đến cá, chim, động vật là thực phẩm Kosher được quy định trong chương 11 của quyển sách Leviticus. Đối với nhóm thịt đỏ, động vật phải có móng guốc chẻ làm hai và là động vật nhai lại như dê, cừu, gia súc, nai. Tuy nhiên trước khi ăn thịt của những con vật này phải được làm theo truyền thống và luật của người Do thái. Thông thường thịt trong siêu thị không thuộc dạng Kosher nếu nó không có tem trên đó. Những loại thực phẩm bày bán thông thường trong siêu thị có thành phần động vật không thuộc dạng Kosher nếu nó không có sự giám sát cẩn thận từ cơ quan chứng nhận Kosher.
CHIM: Theo truyền thống, người Do thái được phép ăn các loại gia cầm như vịt, ngỗng, gà tây, và cả bồ câu gà lôi, gà gô. Chim cũng phải được giết mổ theo nghi lễ tôn giáo, nếu không chúng không được xem là sản phẩm Kosher.
CÔN TRÙNG: Việc ăn thịt heo liên quan đến những quy định đơn giản, nhưng ăn các loài côn trùng bay hay sâu bọ thì phức tạp hơn. Các loại côn trùng đều bị cấm, vì vậy hoa quả hay rau xanh bị côn trùng phá hoại đều phải được xem xét kĩ và rửa sạch.
SỮA VÀ PHO MÁT: Chỉ có sữa của con vật thuộc Kosher mới được xem là thực phẩm Kosher. Bình thường, loại này cần có sự kiểm soát để chứng minh nguồn gốc xuất xứ, sữa của nước nào được bảo đảm bằng luật dân sự của nước đó (như Anh, EU hay Hoa Kì…), một số luật khác lại đảm bao sữa là sản phẩm Kosher mà không cần kiểm tra. Một vài cộng đồng vẫn yêu cầu sữa phải được kiểm tra một cách kĩ lưỡng và nó được biết đến dưới cái tên Chalav Yisrael hay đơn giản hơn được gọi là Sữa đã được kiểm tra Kosher.
Khi làm thành pho mát thì luật cũng thắt chặt hơn. Tất cả các loại pho mát phải được chứng nhận theo luật Do thái. Đó là do tác nhân làm đông sữa, gọi là men rennet, thường được lấy từ dạ dày của con bê. Các giáo sĩ Do thái ở Talmud quy định rằng tất cả các loại bơ đều phải được xem xét kĩ nguồn gốc, ngay cả khi men rennet làm từ thực vật. Vì vậy các lại bơ chay cũng không được sử dụng nếu nó không có chứng nhận Kosher.
犀利士
THỰC PHẨM CHUNG
RƯỢU: Rượu và nước ép nho phải được kiểm tra nguồn gốc theo luật Do thái vì nó có chứa những thành phần không phải Kosher như máu bò để tạo màu sắc hay chất isinglass, tác nhân làm trong nước lấy từ cá tầm, đây là lí do khác để loại chúng ra.
BÁNH MÌ: Bánh mì thường có thành phần béo xuất phát từ nguồn gốc động vật. Hoặc nó cũng có chứa chất nhu tương hay men quét lên bánh, những chất béo không phải Kosher được phết nhằm bôi trơn khuôn nướng; và những loại chất béo này không được liệt kê trong thành phần của bánh. Đồng thời, bánh mì lại được nướng trong khuôn nướng loại bánh không phải Kosher, chính vì thế nó cũng không được xem là sản phẩm Kosher.
BÁNH QUY: Chúng thường được làm từ thành phần bơ thực vật không phải Kosher lại có thành phần mang nguồn gốc từ động vật. Loại bơ này không phải Kosher, đồng thời khuôn nướng của chúng cũng được bôi trơn bằng chất béo không phải Kosher và không được ghi trên nhãn. Bánh ngọt cũng như thế. Nhìn chung, bánh ngọt và bánh quy nếu như chứa các thành phần cho phép thì chúng cũng được chế biến thông qua các loại khuôn hay chảo nướng dành cho các sản phẩm không phải Kosher. Vì nững lí do trên nên chúng ta cần xem xét những trường hợp cụ thể.
BƠ THỰC VẬT: Chúng bao gồm chất béo và các tác nhân chuyển sang thể sữa có nguồn gốc từ động vật; thậm chí các nhà sản xuất bơ thực vật dành cho ăn chay cũng không dám khẳng định các tác nhân này có nguồn gốc từ thực vật. Chỉ có bơ thực vật có chứng nhận Kosher mới được phép sử dụng.
THỰC PHẨM CHẾ BIẾN: Nhìn chung vì tính phức tạp của thực phẩm chế biến nên hần hết chỉ những loại nào có chứng nhận Kosher hay được các tổ chức Kosher kiểm tra kĩ lưỡng mới được phép sử dụng. Chính vì thế người Do thái, Hồi giáo và những người ăn chay phải dùng thực phẩm Kosher vì nó là bằng chứng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng khi mỗi thành phần và quá trình chế biến đều được kiểm tra một cách thận trọng từ tổ chức có uy tín bên ngoài.
TẠI SAO THỰC PHẨM CẦN CÓ CHỨNG NHẬN KOSHER?
Lĩnh vực thực phẩm toàn cầu đang đối mặt với những tác động của môi trường và các điều kiện thị trường
4 xu hướng tác động lên quá trình phát triển gồm có:
- Sự gia tăng lòng tin vào tín ngưỡng giữa những người Do thái.
- Mối quan ngại về vấn đề an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.
- Sự quan tâm ngày càng gia tăng từ phía những người theo đạo Hồi, những tín đồ Ngày thứ 7, nhân chứng Jehovah, những người ăn chay hay những người ăn kiêng đường sữa.
- Thực phẩm Koshers ngày càng tràn ngập thị trường.
Xu hướng toàn cầu hóa trong ngành công nghệ thực phẩm
Vấn đề toàn cầu hóa trong ngành công nghiệp thực phẩm, trước đây chịu nhiều hạn chế do những rào cản từ phía khách hàng, giới hạn về công nghệ và chi phí vận chuyển hiện tại đã thay đổi hoàn toàn. Công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp hiện nay đang nằm trong danh sách những lĩnh vực mang tính “toàn cầu”, tạo ra một thị trường rộng lớn vượt ra khỏi biên giới quốc gia bằng sự hỗ trợ qua lại từ mạng lưới các cơ quan.
•Thực phẩm nông nghiệp trải qua một thời kì cách mạng bùng nổ trong điều kiện thị trường và môi trường toàn cầu.
•Sự biến đổi nhu cầu tiêu dùng và công nghệ làm thay đổi chính sách quốc gia và quá trình toàn cầu hóa.
•Tính sẵn có của thực phẩm thay đổi, bao gồm cả nguyên nhân là do sự thay đổi của xã hội hiện đại dựa trên những nỗ lực không ngừng của việc tăng năng suất.
•Quá trình tăng liên tục sản lượng mà không có sự kiểm soát đã dẫn đến cuộc khủng hoảng vào năm 1990.
Khả năng theo dõi
Chứng nhận Kosher tạo ra lợi thế kinh tế, phương pháp theo dõi hiệu quả, khả năng tiếp nhận phản ứng từ quá trình toàn cầu hóa và đồng thời đảm bảo cho vấn đề an toàn thực phẩm.
•Nạn khủng hoảng thực phẩm những năm 1990 (các bệnh dioxane, listeriosis, chứng bò điên (BSE), cúm gà (H5N1)).
•Chính vì vậy người ta càng quan tâm hơn đến nguồn gốc và sự cấu thành các loại thực phẩm.
•Chứng nhận Kosher giúp tìm hiểu nguồn gốc thực phẩm.
•Kosher phân loại các loại thực phẩm cho khách hàng, những người cần những thông tin thiết thực.
•Khả năng theo dõi này giúp cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, gồm cả những công ty vừa và nhỏ, bành trước được thị trường.
Sự tin tưởng của khách hàng vào thực phẩm ngày càng giảm đi
Chúng ta dễ dàng nhận thấy là thực phẩm Kosher không chỉ dành riêng cho những người phải sử dụng sản phẩm kosher. Sản phẩm này ngày càng được quan tâm từ những người theo đạo Hồi, những tín đồ Ngày thứ 7, người ăn chay hay những người dẫ bị dị ứng thực phẩm. Hệ thống dán nhãn kosher cho phép xác định rõ thành phần thực phẩm làm từ bơ sữa hay thịt, những dạng thực phẩm này không cần thiết cho những người ăn chay hoặc khách hàng dị ứng với thực phẩm. Nhu cầu đối với thực phẩm kosher cũng rất mạnh vì nhiều người cho rằng thực phẩm này được chế biến trong điều kiện vệ sinh, chính vì thế nó “an toàn” hơn những loại thực phẩm sản xuất trong điều kiện bình thường khác. Hàng triệu người trên thế giới hạn chế việc mua thực phẩm tùy tiện và luôn tìm những dạng thực phẩm có chứng nhận kosher. Theo các cuộc nghiên cứu thị trường, sản phẩm kosher không chỉ nhận được sự quan tâm duy nhất từ một nhóm tôn giáo nhất định
- Những mối đe dọa mới từ việc tăng cường các thuốc kháng khuẩn và các loại vi khuẩn lây bệnh từ động vật sang người ngày càng gia tăng.
- Hiện nay, quá trình địa phương hóa đang diễn ra tại các nước, nơi mà các trung tâm nghiên cứu độ an toàn thực phẩm và thú y ít được trang bị đầy đủ hơn các nước phát triển.
- Chứng nhận Kosher công nghiệp sẽ đưa ra những lợi ích kinh tế, phương pháp theo dõi và giải quyết vấn đề toàn cầu hóa cùng một lúc với mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm nhất định.
- Hơn 80% loại sản phẩm của ngành công nghiệp này sử dụng thành phần nguyên liệu được chế biến lại.
Những điểm chính liên quan đến thị trường thực phẩm Kosher
Trong vòng 25 năm qua, nhu cầu đối với các sản phẩm mang chứng nhận Kosher tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, thị trường Kosher đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 15% trong vài năm vừa qua. Để đáp ứng được nhu cầu đặt ra, các công ty trên toàn thế giới đang ra sức tìm kiếm chứng nhận Kosher cho sản phẩm của mình nhằm mở rộng thị trường hiện tại và củng cố chiến lược kinh doanh. Thị trường thực phẩm Kosher trải rộng ra khắp các công đoạn trong ngành công nghiệp thực phẩm từ thành phần nguyên liệu thô (vì dụ như thị, gia cầm, các sản phẩm nướng) đến các loại thực phẩm chế biến và đồ uống. Hầu hết tất cả những nhà sản xuất hàng đầu đều sản xuất ra một vài sản phẩm mang nhãn hiệu Kosher như Coca-Cola, Procter & Gamble, Frito Lay, Kraft, Nabisco, và General Mills. Theo công ty Integrated Marketing Communications (IMC) có trụ sở đặt tại New York chuyên nghiên cứu về thị trường Kosher thì năm 2002 có khoảng 75000 sản phẩm tiêu dùng có chứng nhận Kosher, tăng lên so với con số 60000 vào năm 2000.
- Hơn 150 tỉ đô la hàng năm được thu về từ việc tiêu thụ các sản phẩm có chứng nhận Kosher.
- Bảng báo cáo của Bộ thương mại Philippine (tháng 7 năm 2003) ước tính giá trị của ngành công nghiệp bán lẻ này đạt 150 tỉ đô la tại Mĩ.
- Thị trường thực phẩm Kosher có mức tăng trưởng trung bình là 15% mỗi năm. Mức tăng này không đổi từ năm 1984.
- Bản báo cáo của CBS Marketwatch (2005) định giá thị trường thực phẩm Kosher là hơn 600 tỉ đô la Mĩ.
Những điểm chính trong thị trường Kosher bán lẻ
- Hơn 150 tỉ đô la hàng năm được thu về từ việc tiêu thụ các sản phẩm có chứng nhận Kosher.
- Bảng báo cáo của Bộ thương mại Philippine (tháng 7 năm 2003) ước tính giá trị của ngành công nghiệp bán lẻ này đạt 150 tỉ đô la tại Mĩ.
- Thị trường thực phẩm Kosher có mức tăng trưởng trung bình là 15% mỗi năm. Mức tăng này không đổi từ năm 1984.
- Bản báo cáo của CBS Marketwatch (2005) định giá thị trường thực phẩm Kosher là hơn 600 tỉ đô la Mĩ.
Lương khách hàng sử dụng sản phẩm Kosher tăng từ 6 triệu năm 1988 lên 16 triệu năm 2002. Ước tính đến trước năm 2007 sẽ có 25 triệu người tiêu dùng sản phẩm này trên tòa cầu.
Ai là người tiêu dùng sản phẩm Kosher?
Ngày nay thế mạnh của thị trường bán lẻ thực phẩm Kosher được xem như là nguyên nhân khiến nhu cầu của khách hàng cũng như sản phẩm Kosher ngày càng gia tăng. Trong một cuộc phỏng vấn với ông Wendy Rosen (Rosen, tháng 7/tháng 8 năm 2005) và Paul Bonder, đồng sáng lập công ty Supreme Foods Limited ước tính có khoảng từ 40% đến 50% sản phẩm trong các cửa hàng tạp hóa là thực phẩm Kosher. Các nhà sản xuất sử dụng chứng nhận Kosher cho sản phẩm của mình như là một lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác. Các thương hiệu quốc gia như Coca Cola, Kraft, và Heinz Ketchup đều đạt được chứng nhận Kosher. Khi càng nhiều các nhà sản xuất gia nhập vào thị trường Kosher thì khách hàng càng có nhiều lựa chọn và giá cả của loại thực phẩm này cũng giảm đi. Mặc dù thị trường bán lẻ thực phẩm Kosher ở châu Á nhỏ hơn Châu Âu và Hoa Kì nhưng đây là một thị trường năng động và phát triển.
Khách hàng của sản phẩm Kosher:
- Hơn 25 triệu khách hàng trên toàn cầu
- Chỉ một phần khách hàng là người Do thái.
- Các tín đồ theo Hồi giáo, phật giáo, thiên chúa giáo, người ăn chay và ăn chay trường.
- Nhóm khách hàng quan tâm đến hệ sinh thái
- Khách hàng bị dị ứng.
- Khách hàng tìm kiếm sự đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tại sao chúng ta lựa chọn Kosher?
- Thâm nhập vào thị trường thực phẩm hàng tỉ đô la.
- Chứng chỉ Kosher xuất hiện trên 60% thực phẩm của Mĩ từ các loại thức ăn như bánh Oreo đến thức uống như CoCa Cola.
- Biểu tượng Kosher trở thành một phương tiện quan trọng trong việc tăng thêm doanh số bằng việc mở rộng thị trường.
- Các siêu thị luôn chọn các sản phẩm Kosher vì nó sẽ giúp sản phẩm bán được nhanh hơn.
- Chứng chỉ Kosher sẽ càng tăng thêm sự khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Biểu tượng Kosher sẽ gia tăng thị phần.
- Sản phẩm Kosher được đặt ở những chỗ thuận lợi, bên cạnh các sản phẩm không phải Kosher, vì thế các sản phẩm Kosher bán chạy hơn 20%. Con số này không thay đổi kể cả ở những thành phố nhỏ.(Nguồn: Công ty truyền thông tiếp thị hội nhập)
- Chứng chỉ Kosher là một cách đầu tư để công ty bạn tiếp cận thị trường và tăng doanh số.
- Những sản phẩm được chứng nhận Kosher, dù đó là sản phẩm công nghiệp hay bán lẻ, đều được nổi bật logo của Kosher trên bao bì, và ngay cả trên quảng cáo của công ty bạn.